Nón bảo hiểm được ra đời như thế nào và lịch sử phát triển

Với sự phát triển của xã hội ngày nay, ngành công nghiệp sản xuất xe máy ngày càng được nâng cấp và cho ra đời nhiều dòng xe mới, kèm theo thứ không thể thiếu đó là một chiếc mũ bảo hiểm quen thuộc để bảo vệ sự an toàn của người lái trên mỗi chuyến đi.

Tuy nhiên, rất ít người biết được để trở thành 1 món đồ phổ biến như hiện nay, mũ bảo hiểm đã trải qua 1 lịch sử ra đời và “tiến hóa” hết sức thú vị, vậy nguồn gốc của bảo hiểm là từ đâu? Hãy cùng Chayxe.vn tìm hiểu đôi chút về nguồn gốc của nón bảo hiểm trong bài viết dưới đây nhé! 

1. Mũ bảo hiểm thời kỳ cổ đại

Mũ bảo hiểm kiểu Kegel, 750-00 trước Công nguyên, miền Nam nước Ý (trái); 
với Mũ bảo hiểm loại Kegel đã sửa chữa, 780-20 trước Công nguyên, gần Argos (bên phải)

Có thể bạn chưa biết mũ bảo hiểm đã xuất hiện cách đây rất lâu. Khi bắt đầu xảy ra xung đột, con người ta đã có ý nghĩ bảo vệ bản thân bằng cách nào đó khi giao chiến với quân địch. Ngoài bộ áo giáp bảo vệ bản thân, con người còn muốn chế tạo 1 vật dụng để bảo vệ vùng đầu, cổ và mặt đó là những điểm chí mạng trên cơ thể. Nhằm tránh bị thương bởi các vũ khí như dao, kiếm,.. quân đội Ba Tư đã chế tạo ra mũ bảo hiểm để bảo vệ các chiến binh của mình, nguồn gốc mũ bảo hiểm cũng xuất phát từ đây. 

Có thể nói nguồn gốc của nón bảo hiểm đầu tiên được làm bằng da nhưng sau đó chuyển sang chất liệu bằng sắt. Đến thời kỳ người Hy Lạp cổ đại thì nguồn gốc mũ bảo hiểm lại làm bằng đồng với chóp nhọn xuất hiện và có thêm phần che chắn cho mặt, chiều dài của mũ cũng được tăng thêm để bảo vệ đầu tốt hơn.

Mũ bảo hiểm kiểu Corinthian, 525-450 trước Công nguyên (trái); 
với Mũ bảo hiểm kiểu Corinthian, 550-00 trước Công nguyên (phải)

Từ nguồn gốc của mũ bảo hiểm, người La Mã cũng góp phần rất lớn trong công cuộc “tiến hóa” của mũ bảo hiểm. Họ chế ra các kiểu mũ bảo hiểm riêng cho binh lính và võ sĩ giác đấu với phần vành mũ rộng và có lưỡi trai phía trước giúp tăng khả năng nhìn xa cho người đội nhưng vẫn dựa theo cốt lõi của nón bảo hiểm là bảo vệ cho đầu hạn chế việc xảy ra chấn thương.

Đến thời trung cổ, mũ bảo hiểm lại được nâng cấp dựa vào nón bảo hiểm thời cổ đại từ xa xưa, thay đổi với nhiều đặc tính an toàn hơn, dễ dàng hơn. Trong thời kỳ này, người ta thông minh hơn vì mũ được làm với chất liệu là thép nhẹ với mạng che chắn đằng trước thể tùy ý lật lên hoặc kéo xuống.

2. Mũ bảo hiểm trong chiến tranh thế giới

Trước thế chiến thứ nhất, quân đội các nước dựa theo nguyên bản mũ bảo hiểm cổ đại để sản xuất mũ bảo hiểm làm từ thép phát huy vai trò mạnh mẽ trong việc bảo vệ cho lính bộ binh. Nhờ nguồn gốc đó, dần dần cải tiến nó, quân lính có thể tránh được nguy hại từ những mảnh kim loại văng ra khi pháo nổ.

Quân đội Pháp trong thế chiến thứ I, ngày 16 tháng 6 năm 1917

Vào năm 1914, Pháp đã chính thức cấp mũ bảo hiểm cho binh lính và xem đó như là 1 trang thiết bị tiêu chuẩn của quân đội. Sau đó, Anh, Đức và các nước khác ở châu Âu cũng lần lượt theo gương, dựa theo mũ bảo hiểm của Pháp. Trong thời kỳ này các nước dựa theo nguồn gốc mũ bảo hiểm từ Pháp, mũ bảo hiểm sẽ được làm từ thép đặc biệt với lớp lót có thể tháo rời và khối lượng vào khoảng 0,5 – 1,8 kg.

3. Hành trình ra đời của mũ bảo hiểm

Từ nguồn gốc của mũ bảo hiểm ở trên, bạn có từng nghĩ điều gì đã tạo nên nguồn cảm hứng cho việc tạo ra mũ bảo hiểm xe gắn máy. Mặc dù trong những năm 1970, khi đi xe máy người dân bắt buộc phải đội nón để bảo hộ, nhưng nguồn gốc của mũ bảo hiểm để bảo vệ cho vùng đầu tránh khỏi những chấn thương ngoài ý muốn, mũ bảo hiểm do đó đã bắt đầu xuất hiện từ những năm 1900. 

Cyril Pullin, người chiến thắng hạng cao cấp hàng đầu tại cuộc đua Isle of Man TT năm 1914, đã đội một chiếc mũ bảo hiểm xe máy đời đầu làm bằng vải bạt trong năm đầu tiên của cuộc đua nổi tiếng yêu cầu bảo vệ đầu

Nguồn gốc của nón bảo hiểm theo lịch sử ghi nhận trước cả những loại vũ khí như mác, kiếm, dao…dùng để bảo vệ đầu cho các binh lính, gọi là mũ làm bằng da rồi dần dần được rèn sắt. Qua các cuộc chiến tranh, các nhà chế tạo nón bảo hiểm họ có thêm nhiều kinh nghiệm, dần nâng cấp từ da, sắt thành đồng, chiều dài mũ cũng vì thế mà tăng thêm, bao trọn cả đầu. Con người dần phát minh ra các loại súng sống, mũ bảo hiểm vì thế ít được xem trọng hơn. 

Cho đến ngày nay khi xã hội phát triển, các nghiên cứu cùng thống kê bởi các tai nạn xảy ra được y học quan tâm, con người dẫn nhận thức được tầm quan trọng của mũ bảo hiểm lúc bấy giờ . Người ta bắt đầu sáng tạo, nâng cấp mẫu mã những chiếc mũ bảo hiểm trở nên gọn nhẹ, thuận tiện cho người mang và áp dụng vào hầu hết các lĩnh vực khác nhau. Nón bảo hiểm được cải cách sử dụng trong đa dạng lĩnh vực hơn từ thể thao, hàng không vũ trụ, công nhân, kỹ sư cũng cần phải đội mũ. Các vận động viên trên tinh thần thể thao như đấu kiếm, bóng bầu dục, võ thuật…thì mũ bảo hiểm là một trong những vật dụng để bảo vệ an toàn. Các nước trên thế giới cũng quy định bắt buộc, người tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy hay xe đạp phải đội mũ bảo hiểm.

Đây là một cách mà người ta kiểm tra mũ bảo hiểm vào năm 1912

4. Nguồn gốc của mũ bảo hiểm ngày nay

Ngày nay, mũ bảo hiểm đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Ngày càng có nhiều công ty sản xuất dựa theo nguồn gốc của nón bảo hiểm được thành lập và cho ra đời nhiều loại mũ với kiểu dáng, mẫu mã và màu sắc khác nhau. 

Người ta thấy rằng chiếc mũ thời xưa để bảo vệ cho vùng đầu và chiếc mũ bảo hiểm tròn là lỗi thời, mũ bảo hiểm hiện nhỏ hơn bên cạnh, và lỗ thông hơi đã thay đổi rất nhiều, thực sự cung cấp một hiệu ứng thoáng mát, mát mẻ và khí động lực học.

Trong những lĩnh vực khác nhau, quốc gia khác nhau sẽ có các tiêu chuẩn riêng để đánh giá chất lượng của mũ bảo hiểm. Theo nguồn gốc mũ bảo hiểm truyền thống, mũ bảo hiểm không được làm bằng kim loại mà bằng nhựa tổng hợp như ABS, HDPE nhưng những thập niên gần đây, chất liệu được gia cường bằng sợi carbon để có độ bền cao và nhẹ hơn.

Riêng tại Việt Nam, mũ bảo hiểm dành cho người đi xe máy cần được gắn dấu CS hoặc CR mới đảm bảo đúng quy chuẩn. Thường thì mũ bảo hiểm cho xe máy chất lượng phải làm bằng nhựa ABS, trọng lượng nằm trong khoảng 1 – 1,5 kg. Trên thị trường hiện nay phổ biến với 3 loại mũ: mũ ½ đầu, mũ ¾ đầu và mũ fullface.

Vậy là chúng ta cũng đã hiểu sơ qua về nguồn gốc và lịch sử hình thành của chiếc mũ bảo hiểm rồi nhỉ. Hy vọng bài viết này sẽ thỏa mãn sự tò mò của bạn, nếu có câu hỏi thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới nhé !

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Chiến dịch mới của Honda: Không đội mũ bảo hiểm, bạn sẽ có mặt trên màn hình cảm biến - CHAYXE.VN

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*