Kawasaki, hãng xe mà nghe đến tên hầu hết người Việt Nam chúng ta đều nhớ ngay tới “Z1000” . Tuy vậy, xe moto chỉ là một trong những mảng kinh doanh rất nhỏ của một công ty lớn có tên gọi đầy đủ là Công ty Công nghiệp nặng Kawasaki (Kawasaki Heavy Industries, Ltd.).
Người tạo ra công ty công nghiệp nặng Kawasaki là Kawasaki Shozo. Nào! Cùng Chayxe.vn tìm hiểu xem Kawasaki Shozo là ai và lịch sử hình thành, phát triển của hãng xe máy Kawasaki như thế nào nhé.
Tiểu sử KAWASAKI SHOZO?
Kawasaki Heavy Industries được thành lập vào tháng 10 năm 1896, tuy nhiên, vào 18 năm trước (1878), Kawasaki Shozo đã thành lập nhà máy đóng tàu Kawasaki, đánh dấu bước khởi đầu cho một “thể chế” hùng mạnh còn tồn tại tới tận bây giờ.
Ông Kawasaki Shozo được sinh ra trong một gia đình buôn bán quần áo ở tỉnh Kagoshima. Năm 17 tuổi, ông chuyển đến Nagasaki để học về buôn bán, nơi đây được biết đến là nơi duy nhất ở Nhật Bản mở cửa tiếp nhận văn hóa phương Tây thời bấy giờ. Mặt khác, vào năm 27 tuổi (1964) trong một lần đi buôn, tàu của ông bị bão nhấn chìm cũng với toàn bộ hàng hóa nên ông đã thất bại trên con đường buôn bán.
5 năm sau – năm 1869, ông nhận được công việc tại một công ty xử lý đường Ryukyu do lãnh chúa phong kiến Satsuma thành lập. Đến năm 1873, ông chuyển sang làm việc cho Bộ Tài chính. Sau đó 1 năm, ông chuyển sang làm phó chủ tịch công ty bưu chính Nhật Bản.
Vào khoảng thời gian này, ông đã rất nhiều lần gặp tai nạn đường biển và nhiều lần suýt mất mạng. Chính vì thế, ông đặc biệt quan tâm đến việc sản xuất tàu thuyền hiện đại có tính an toàn cao.
Đến năm 1878, nhờ sự hỗ trợ của Matsukata Masayoshi (sau này là thủ tướng của Nhất Bản), ông đã mở được một xưởng đóng tàu ở Tokyo, bắt đầu những bước đi đầu tiên vào ngành công nghiệp đóng tàu.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY KAWASAKI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÓNG TÀU KAWASAKI ĐƯỢC THÀNH LẬP VỚI TỔNG GIÁM ĐỐC ĐẦU TIÊN LÀ MATSUKATA KOJIRO
Năm 1894 khi chiến tranh Nga – Nhật nổ ra, nhu cầu sử dụng tàu thuyền để sử dụng cho chiến tranh tăng lên đột biến. Đơn đặt hàng gửi về xưởng của Kawasaki Shozo cũng tăng lên với tốc độ chóng mặt.
Vào khi ấy, Shozo đã tròn 60 tuổi, biết được giới hạn của bản thân và vì ông không có con trai nên đã chọn Matsukata Kojiro (con trai của Matsukata Masayoshi) làm người nối nghiệp. Ông đã chuyển đổi mô hình công ty thành công ty cổ phần và chọn Matsukata Kojiro làm tổng giám đốc đầu tiên.
Matsukata Kojiro sinh năm 1865 tại tỉnh Kagoshima trong một gia đình làm về chính trị. Năm 1891, khi cha ông xây dựng nội các Matsukata đầu tiên, ông được bổ nhiệm làm thư ký thủ tướng. Sau đó, năm 1892, khi cha ông bỏ chức thủ tướng, năm 1896 ông cũng ra ngoài làm tổng giám đốc đầu tiên cho công ty đóng tàu Kawasaki.
Trong vòng 32 năm điều hành công ty (đến năm 1928), ông đã xây dựng Kawasaki thành một trong những công ty công nghiệp nặng hàng đầu Nhật Bản không chỉ sản xuất tàu thủy mà cả tàu hỏa, máy bay,..
CHIẾC TÀU ĐẦU TIÊN ĐƯỢC “THẢ” XUỐNG BIỂN – NĂM 1897
Ngày mà Kawasaki Shozo còn làm kinh doanh, thì trong khoảng 10 năm (1886-1896), nhà máy của ông đã sản xuất hơn 80 chiếc tàu thuyền lớn, nhỏ. Nhưng sau khi thay đổi mô hình công ty thành công ty cổ phần Kawasaki, năm 1897 công ty mới cho ra mắt con thuyền đầu tiên có trọng tải 727 tấn với tên gọi Iyomaru.
BẮT TAY VÀO VIỆC SẢN XUẤT Ô TÔ – NĂM 1933
Nhận thấy nhu cầu ở thời điểm hiện tại, vào năm 1918 công ty đã bắt đầu sản xuất xe tải. Mặc dù hoạt động sản xuất bị gián đoạn nhiều lần, nhưng đến năm 1931 công ty đã sản xuất thành công chiếc xe tài 1,5 tấn và đặt tên là Rokkogo. Năm 1933, công ty phát triển thêm phiên bản chở khách cho chiếc Rokkogo này và được nhiều quan chức chính trị đặt hàng như một phương tiện đi lại cao cấp thời bấy giờ.
Đến năm 1942, theo mệnh lệnh của quân đội, để gia tăng sản xuất máy bay công ty đã buộc phải ngừng sản xuất ô tô. Tuy nhiên, Kawasaki đã trở thành một trong những công ty đi đầu trong ngành sản xuất ô tô tại Nhật thời bấy giờ.
TÁCH RỜI RỒI LẠI TÁI HỢP – NĂM 1934
Từ năm 1937 trở đi những bộ phận sản xuất máy bay, tàu điện, đường sắt của công ty lần lượt tách riêng ra thành những công ty độc lập. Tất cả những công ty độc lập này đều hoạt động rất tốt góp phần không nhỏ cho sự phát triển thời bấy giờ của Nhật Bản.
Đến 1960 Nhật Bản lại rộ lên phong trào mua bán sát nhập. Những công ty lớn sát nhất với nhau để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của mình. Sau một thời gian dài đàm phán, vào năm 1969, những công ty được tách ra trước đó của Kawasaki đã sát nhập lại và lấy tên là Công ty cổ phần công nghiệp nặng Kawasaki. Tại thời điểm đó vốn điều lệ của công ty là 28 tỉ Yên (tương đương 6.200 tỉ VNĐ) với số lượng nhân viên lên tới 26,000 người.
SẢN XUẤT XE MÁY VỚI QUY MÔ LỚN – NĂM 1969
Chiếc xe máy với tên gọi H1 đầu tiên của Kawasaki ra đời. Trong thời kì này, thị trường xe máy phân khối lớn đa phần đang bị những công ty của Bắc Mỹ chi phối, Tuy nhiên, sự xuất hiện của H1 đã đánh dấu sự bắt đầu mạnh mẽ của thị trường Nhật. Chiếc xe máy phân khối lớn với 2 ống bô bên phải, một ông bô bên trái đặc biệt động cơ 3 xi lanh cùng với tông màu trắng – xanh đã gây được ấn tượng ngay từ những ngày đầu tiên ra mắt.
Năm 1972, chiếc xe máy với động cơ 4 xi lanh được ra đời với tên gọi Z1. Đây là chiếc xe máy với động cơ 4 xi lanh đầu tiên của công ty và nó không giống với bất kì chiếc xe nào khi đó trên thế giới. Chính chiếc Z1 này đã trở thành một trong những sản phẩm bán chạy nhất và góp phần tạo chỗ đứng cho thương hiệu Kawasaki tại thị trường Mỹ thời bấy giờ.
MỞ RỘNG SẢN XUẤT VÀO GÂY DỰNG CÔNG TY TẠI MỸ – NĂM 1975
Vào đầu những năm 1961, Kawasaki đã bắt đầu sản xuất xe gắn máy. Năm 1966, Kawasaki đã thành lập một công ty chuyên bán xe máy tại Chicago – Mỹ, sau đó một năm lại mở thêm một công ty bán hàng khác tại New Jersey. Sau thành công của dòng xe H1 và Z1, Kawasaki cũng dần trở nên nổi tiếng ở Mỹ. Cuối năm 1974 công ty chính thức thành lập nhà máy sản xuất xe máy tại bang Nebraska và những chiếc xe đầu tiên được sản xuất tại Mỹ ra đời từ tháng 1/1975
TỪ 1975 CHO ĐẾN NAY
Kawasaki thành lập thêm công ty con ở Đức vào năm 1977 để chuyên sản xuất máy bay. Được biết, công ty còn tham gia sản xuất tàu điện, máy móc xây dựng và rất nhiều những máy chuyên dụng khác cung cấp cho rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Hiện nay, công ty cổ phần công nghiệp nặng Kawasaki hoạt động với 4 mảng kinh doanh chính là sản xuất phương tiện đi lại (tàu thuyền, máy bay, xe lửa), năng lượng, sản xuất máy móc chuyên dụng trong công nghiệp và sản xuất ô tô, xe máy.
Tính đến tháng 3/2020, Kawasaki có 36.332 nhân viên trên toàn thế giới với doanh thu 1 năm khoảng 1.161 tỉ Yên (khoảng 16 tỉ USD).
Để lại một phản hồi